Trong dân gian lưu truyền khá nhiều về những quan niệm kiêng kỵ liên quan tới việc làm mái nhà như "góc ao, đao đình", kiêng nhà bị đòn đông chĩa sang, đếm số đòn tay khi lợp mái nhà, xem ngày giờ để gác Đòn Dông,...
Đòn Dông chính là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà. Theo các nhà phong thủy thì việc gác Đòn Dông là việc rất hệ trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà. Đòn Dông là cái rường nhà, nó ở vị trí cao nhất của ngôi nhà, muốn sau này gia chủ có cuộc sống yên ổn, hạnh phúc thì việc cúng khi thực hiện làm Đòn Dông là rất quan trọng. Trong một năm có 36 ngày là tốt nhất để thực hiện lễ Gác Đòn Dông, đó là:
"Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, tân Mùi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Giáp Ngọ, Bình Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi.
Để tra cứu các ngày trên vào ngày nào dương lịch, âm lịch và lựa
nhất để thực hiện lễ
Gác Đòn Dông bạn đọc có thể truy cập
http://vansu.net/xem-ngay-tot-xau.html
Trong quá trình nên chọn các sao:
Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức Hợp, Thiên Phúc, Thiên Phú, Thiên Hỷ, Thiên Ân, Nguyệt Ân.
Nên chọn các Trực:
Mãn, Bình, Thành, Khai .
Nên kỵ các Sao xấu:
Chánh Tứ Phế, Thiên Tặc, Địa Tặc, Thiên Hỏa, Địa Hỏa.
Chú ý:
Trong ngày dựng cột, nếu kịp lúc gác Đòn Dông thì gác luôn khỏi chọn ngày gác Đòn Dông, vẫn tốt như thường.
Cần chuẩn bị một mâm lễ vật bao gồm: Một mâm ngũ quả, gà luộc nguyên con, nước trà, bánh. Chú ý trên mâm lễ vật cần đặt cây thước nách và ống chỉ mực vì đây là hai công cụ thiết yếu để tạo nên ngôi nhà. Cần dọn dẹp sạch sẽ chỗ để đặt bàn cúng, không nên để bụi cát quá nhiều.
Khi vào nhà mới thì cần phải làm lễ rước ông bà tổ tiên và các vị gia thần. Ngoài các lễ vật cơ bản thì gia chủ cần phải xách hai lu nước đầy, một lu gạo, một lu muối với ý nghĩa là: Lu nước giúp tẩy sạch sẽ những thứ gì đó bẩn thỉu mang đến cho ngôi nhà sự thoải mái và dễ chịu, lu gạo ngụ ý là khi gia chủ vào sống trong căn nhà mới thì sẽ luôn thuận lợi, công việc làm ăn ngày càng phát triển thịnh vượng, còn lu muối ngụ ý là mời những cô hồn dã quỷ ra khỏi ngôi nhà.
Bài văn khấn lễ Gác Đòn Dông:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy quan Đương niên.
- Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ……………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm …………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo ……….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ……… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc. Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ - Thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!